Các nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế:
- Tổ chức triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm tại Phụ lục 1 kèm theo Công văn này.
- Xây dựng Kế hoạch kiểm tra công tác CCHC gắn với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Phụ lục 2, 3 kèm theo Công văn này đối với UBND cấp xã trên địa bàn.
- Duy trì thực hiện tốt việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; các hội nghị đối thoại theo quy định.
- Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho UBND cấp xã, nhất là tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã.
2. UBND các xã, phường, thị trấn:
Tập trung thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung trọng tâm theo Phụ lục 2 và phổ biến, quán triệt cho Tổ trưởng Tổ dân phố, Trưởng thôn thực hiện các nhiệm vụ theo Phụ lục 3 kèm theo Công văn này.
Đồng thời chú trọng thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ sau:
a) Kịp thời tuyên truyền, phổ biến đầy đủ nội dung của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 và các văn bản hướng dẫn liên quan đến toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn, nhất là những nội dung cần phải công khai cho Nhân dân biết theo quy định.
b) Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách pháp luật liên quan đến đời sống của người dân; cung cấp thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các dịch vụ xã hội cơ bản; thực hiện xét duyệt danh sách hộ nghèo đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình, thủ tục, đúng đối tượng; giải quyết kịp thời, đúng quy định đối với các nội dung kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát cộng đồng gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
c) Duy trì nghiêm túc, đều đặn chế độ họp dân ở khu dân cư theo quy định; trong đó, thường xuyên đưa các nội dung tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để người dân nắm bắt cụ thể, kịp thời; tăng cường mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa chính quyền với người dân, trong đó cần phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam ở cơ sở.
d) Triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nâng cao tính công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính, từng bước nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
đ) Duy trì thường xuyên công tác tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định thủ tục hành chính của cá nhân, tổ chức trên địa bàn; bố trí bộ phận thường trực tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức; niêm yết công khai địa chỉ, số điện thoại của cơ quan thường trực tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của cá nhân, tổ chức.
e) Trường hợp được lựa chọn để đánh giá PAPI thì phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp chủ động nắm bắt tình hình, lập danh sách đối tượng được lựa chọn để khảo sát, đánh giá chỉ số PAPI đảm bảo theo yêu cầu của Đoàn đánh giá.
f) Kiểm tra việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm tại Phụ lục 3 kèm theo Công văn này.