Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
QUY CHẾ CHĂN NUÔI
Ngày cập nhật 15/03/2023
Tập huấn NTM và Tuyên truyền Chăn nuôi gia súc

BAN HÀNH QUY CHẾ CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HỒNG THƯỢNG, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

I. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

Căn cứ Luật số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018 Luật Chăn nuôi; Bộ luật dân sự 2015; Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật số 35/2013/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2013 Luật hoà giải cơ sở; Nghị Định 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 về việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Căn cứ Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2021 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi; Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực An ninh, trật tự, An toàn xã hội; Phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng chống bạo lực gia đình.

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

- Phạm vi: Quy định này quy định chế độ trách nhiệm, nguyên tắc làm việc và trình tự giải quyết công việc trong hoạt động chăn nuôi gia súc của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trên địa bàn xã Hồng Thượng.

- Đối tượng áp dụng: Quy chế này, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có chăn nuôi động vật như: trâu, bò, dê… tại địa bàn xã Hồng Thượng.

Điều 2. Trình tự thương lượng giữa các bên tranh chấp

- UBND xã khuyến khích các bên thương lượng được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.

- Quá trình thương lượng giữa các bên không chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết.

- Kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng, cụ thể các bước tiến hành được quy định tại Điều 4 quy chế này.

Điều 3. Trình tự, thủ tục giải quyết

* Bước 1:

+ Khuyến khích Hai bên tự thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại tài sản do động vật gây ra với sự chứng kiến của Tổ hoà giải trong thôn.

+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên thôn tổ chức hòa giải.

+ Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

+ Tổ trưởng tổ hoà giải có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, tổ hòa giải lập biên bản hòa giải thành.

+ Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, Tổ trưởng tổ hoà giải của thôn có trách nhiệm lập biên bản hoà giải không thành; hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến UBND xã xem xét theo quy định của pháp luật (Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên).

* Bước 2. Trong trường hợp hoà giải không thành ở cấp xã mà một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết thì hai bên mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

Điều 4. Đối với Chủ nuôi gia súc

- Người chăn nuôi gia súc phải viết Bản cam kết không thả rông gia súc nơi công cộng; không để gia súc phóng uế nơi công cộng; để gia súc phóng uế trên các trục đường thôn, xóm gây mất vệ sinh công cộng.

- Không để gia súc gây thiệt hại tài sản người khác.

- Không thả gia súc trong rừng trồng dặm cây non.

- Thực hiện chăn nuôi, chăm sóc gia súc đảm bảo theo các quy định hiện hành của Pháp luật nhất là đảm bảo về chuồng trại, tiêm phòng vắc xin…

- Thường xuyên theo dõi, kiểm soát gia súc, tránh tình trạng thả rông gây thiệt hại về người, tài sản… và gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng các công trình công cộng.

- Chủ chăn nuôi phải bồi thường thiệt hại do gia súc gây ra cho người khác theo quy định tại Điều 603 Bộ luật dân sự 2015.

Điều 5. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng

- Trước hết các hộ gia đình, cá nhân khi tham gia sản xuất phải chủ động bảo vệ các tài sản do mình sản xuất.

- Phải báo cho Trưởng thôn hoặc Tổ tự quản nơi mình cư trú khi phát hiện gia súc gây hại làm thiệt hại đến tài sản của mình, xác định mức độ thiệt hại ban đầu để có cơ sở khi xem xét giải quyết.

- Chủ động bảo vệ hiện trường, bắt giữ, trông coi gia súc khi có thể, không được có hành vi gây tổn hại đối với gia súc; đồng thời quay phim, chụp ảnh.

Điều 6. Biện pháp xử lý

Chủ nuôi gia súc và hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng vi phạm các hành vi quy định sau thì bị xử phạt theo Luật và các Nghị định sau:

  1. Vi phạm quy định về trật tự công cộng:

Theo Quy định tại Điều 7, Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;

b) Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;

c) Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị;

d) Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;

e) Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

 Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

(Điều 29 Luật xử lý vi phạm hành chính)

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

b) Chăn thả gia súc trong những khu rừng đã có quy định cấm

          (Nghị định 157/2013/ NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)

Người chăn thả gia súc trong những khu rừng đã có quy định cấm bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn thả gia súc trong rừng trồng dặm cây con, rừng trồng mới đến bốn năm tuổi, rừng khoanh nuôi tái sinh đã có quy định cấm chăn thả gia súc.

2. Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 4 của đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều Nghị định 157/2013/ NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013.

c) Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác:

(Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ)

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:

- Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

2. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu

(Điều 29 Luật xử lý vi phạm hành chính)

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

d) Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung:

(Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ)

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng;

- Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.

3. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu

(Điều 29 Luật xử lý vi phạm hành chính)

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Điều 7. Đối với các chủ nuôi không chấp hành các quy định xử phạt

Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức để gia súc gây hại về người, tài sản và gây ô nhiễm môi trường không tuân thủ các quy định về xử phạt sẽ thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được quy định tại Điều 86 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Điều 8. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính

          1. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định tại Điều 36 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2021;

          2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 43 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2021 và các Nghị định, thông tư có liên quan.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

Quy chế có hiệu lực kể từ ngày ký; Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong và ngoài xã có liên quan đến hoạt động chăn nuôi trên địa bàn xã Hồng Thượng có trách nhiệm thi hành Quy chế này; trong quá trình tổ chức, thực hiện nếu không phù hợp các tổ chức, cá nhân phản ánh với UBND xã để được sửa đổi điều chỉnh./.

 

Nơi nhận:

- Thường trực Đảng ủy;

- Thường trực HĐND xã;

- CT và PCT UBND xã;

- Các ngành đoàn thể xã;

- Công an xã;

- Bí thư Chi bộ và Trưởng thôn các thôn;

- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

Hồ Văn Nhi

 

Tập tin đính kèm:
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 44.607
Truy cập hiện tại 18